Trong miệng người trưởng thành có số lượng là 4 chiếc đối xứng nhau qua đường giữa ở mỗi hàm trên và dưới, răng số 4, 5, 6, 7, 8 là các răng hàm. Răng hàm thực hiện chức ăn ăn nhai, đặc biệt là nhai nhũng thực phẩm dai, vì vậy, nếu vì lý do nào đó bạn bị mất răng hàm thì sẽ khiến giảm khả năng nhai thức ăn, khi đó sẽ dẫn tới việc bạn nuốt những thức ăn chưa được nghiền kỹ xuống dạ dày và làm hại dạ dày của bạn.
Răng hàm có vai trò cực kỳ quan trọng, các trường hợp
bị mất răng hàm phổ biến có thể kể đến như:
mất 1 răng hàm,
mất răng hàm số 6,...
2. Khi bị mất răng hàm thì phải làm sao?
Nếu như không may mắn vì một lý do nào đó như bị tổn thương, nhiễm trùng hay bị tiêu xương ... mà dẫn tới việc bạn bị mất răng hàm bạn có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau để xử lý:
Hàm giả tháo lắp: Hàm làm bằng nhựa hoặc thép được giữ trong miệng bệnh nhân bằng các móc và có thể tháo ra vệ sinh sau mỗi bữa ăn.
– Ưu điểm:
+ Chi phí thấp, dễ thực hiện trong thời gian ngắn.
+ Phù hợp với những người cao tuổi, bị tiêu xương hàm nhiều, sức khỏe yếu có thể thực hiện được.
– Nhược điểm:
+ Đem lại cảm giác vướng víu, khó chịu trong những ngày đầu mới đeo, chính vì vậy nếu áp dụng hàm giả tháo lắp thì yêu cầu người bệnh cần hợp tác .
+ Bệnh nhân mang hàm tháo lắp nếu không chăm sóc răng miệng tốt có thể gây sâu răng, nha chu. Vị trí làm hàm tháo lắp sẽ bị tiêu xương hàm theo thời gian, lúc đó hàm sẽ bị lỏng và bệnh nhân sẽ phải chỉnh sửa hoặc làm lại hàm mới.
Cầu răng: Là 1 khối các răng bao gồm các răng trụ và răng chuyển tiếp có nhiệm vụ thay thế răng đã mất. Khối răng này được gắn cố định trong miệng bệnh nhân và được vệ sinh như với răng thật. Để làm cầu răng, nha sĩ phải tạo hình các răng được chỉ định làm trụ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét